MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN QUA KHÔNG GIAN MẠNG VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Các tác giả

  • Trần Ngọc Lan Trang Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.70236/tckhplvn.84

Từ khóa:

tiền mã hóa, chuỗi khối, rửa tiền qua không gian mạng

Tóm tắt

Trong những năm gần đầy, việc sử dụng tiền mã hóa (hay tiền kỹ thuật số) (cryptocurrency) đã trở thành một phần trong cuộc sống của nhiều người trên toàn thế giới. Tiền mã hóa là bất kỳ dạng tiền tệ nào tồn tại dưới dạng kỹ thuật số và sử dụng mật mã để bảo mật các giao dịch. Tiền mã hóa không có cơ quan quản lý hoặc phát hành trung tâm, thay vào đó là sử dụng hệ thống phi tập trung để ghi lại các giao dịch và phát hành các đơn vị mới. Tiền mã hóa được phát triển trên cơ sở dữ liệu quản lý thông qua mạng ngang hàng, được gọi là chuỗi khối (blockchain). Việc sử dụng Internet, kết hợp với sự phát triển của tiền mã hóa và chuỗi khối, đã cho phép những kẻ rửa tiền mở rộng hoạt động của chúng sang không gian mạng. Hoạt động rửa tiền qua không gian mạng cung cấp các giao dịch ẩn danh nhanh chóng, dễ dàng, chi phí thấp và phá vỡ các kỹ thuật phát hiện truyền thống được chính quyền sử dụng. Ngược lại với hoạt động rửa tiền truyền thống, hoạt động rửa tiền qua không gian mạng tương đối mới, tiền mã hóa và chuỗi khối khiến hoạt động này trở nên phức tạp về mặt kỹ thuật. Trong bài viết, tác giả phân tích đặc điểm nổi bật của công nghệ chuỗi khối blockchain và tiền mã hóa Bitcoin (i) nêu ra một số phương thức rửa tiền qua không gian mạng (ii), thực tiễn công tác điều tra phát hiện hoạt động rửa tiền (iii) và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1] Danton Bryans, “Bitcoin and money laundering: mining for an effective solution”, Indiana Law Journal, Vol. 89:144, 2014

[2] K. J. Mc Carthy (ed.), The Money Laundering Market: Regulating the criminal economy, Agenda Publishing, 2018

[3] Kevin Daimi, Ioanna Dionysiou (ed.), Principles and Practice of Blockchains, Nour EI Madhoun, Springer, 2023

[4] Khoa Luật Hình sự, Kỷ yếu Hội thảo Chứng cứ và chứng minh trong giải quyết vụ án hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2023 [trans: Faculty of Criminal Law, Proceedings of the Conference on Evidence and Proof in Resolving Criminal Cases, Ho Chi Minh City University of Law, 2023]

[5] Armin Krishnan, “Blockchain Empowers Social Resistance and Terrorism Through Decentralized Autonomous Organizations”, Journal of Strategic Security, Vol. 13, 2020

[6] Chang-Yi Lin, Hsiang-Kai Liao, Fu-Ching Tsai, “A Systematic Review of Detecting Illicit Bitcoin Transactions”, ScienceDirect, Procedia Computer Science 207, 2022

[7] Rohan Maheshwari, Sriram Praveen V. A., Shobha G., Jyoti Shetty, Arjuna Chala, Hugo Watanuki, “Illicit Activity Detection in Bitcoin Transactions using Timeseries Analysis”, International Journal of Advanced Computer Science and Applications, Vol. 14, No. 3, 2023

[8] S. Middlebrook and S. Hughes, “Regulating Cryptocurrencies in the United States: Current Issues and Future Directions”, William Mitchell Law Review, Vol. 40, 2014

[9] Rolf van Wegberg, Jan-Jaap Oerlemans, and Oskar van Deventer, “Bitcoin money laundering: mixed results? An explorative study on money laundering of cybercrime proceeds using bitcoin”, Journal of Financial Crime

Tải xuống

Đã Xuất bản

2024-09-12

Số

Chuyên mục

LUẬT HÌNH SỰ